Viêm tai giữa cấp: nhận biết triệu chứng, phòng bệnh

Author: Bs Nguyễn Thị Ngọc Minh

Post date:

BS Nguyễn T Ngọc Minh.
Trong bài viết này BS sẽ tập trung về viêm tai giữa cấp, một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ Việt Nam.
Hầu hết các gia đìnhcó trẻ nhỏ đều khá mệt mỏi với tình trạng viêm tai giữa của trẻ. Ở mỹ có khoảng 30 triệu lượt khám nhi khoa liên quan đến viêm tai giữa trẻ em.
Ngày nay hầu hết các thuốc kháng sinh được kê sử dụng tại mỹ là dùng để điều trị viêm tai giữa ở trẻ, việc điều trị viêm tai giữa tại mỹ đã đạt đến con số 2 tỷ USD một năm.
Viêm tai giữa không điều trị sẽ dẫn dến nhiều vấn đề nguy hiểm như điếc, nhiễm khuẩn lan rộng, liệt mặt, bệnh lý Meniere ở người lớn và thậm chí tử vong.

 Viêm tai giữa
Nguyên nhân gây viêm tai giữa là gì?

Tai giữa là khoang trống nhỏ, chứa không khí và không khí này thường được lưu thông khá tốt tới cửa mũi sau nhờ vòi tai Eustachian.
Vòi tai có trách nhiệm làm cho tai giữa khô và sạch. Khi có những nguyên nhân dẫn đến rối loạn hoạt động của vòi tai gây hẹp hoặc tắc vòi nhĩ, khiến cho tai giữa ứ dịch, tạo mội trường ẩm ấm, là một mội trường hoàn hảo dẫn cho vi khuẩn phát triển.
Ở trẻ nhỏ thì vòi tai rộng hơn, mềm, nằm ngang hơn so với người trưởng thành vòi tai có xu hướng hẹp hơn, cứng hơn và dốc hơn.
Ngoài ra: Khoang hầu họng họng trẻ hẹp hơn, kèm tần suất viêm V.A quá phát cao làm cho trẻ nhỏ có nguy cơ viêm tai giữa cao hơn so với người lớn.

Phân loại viêm tai giữa.
Viêm tai giữa thường được chia làm 3 loại:
  1. Viêm tai giữa cấp:
  2. viêm tai giữa thanh dịch
  3. viêm tai giữa mạn tính.
trong viêm tai giữa mạn tính có:
viêm tai giữa mạn tính không nguy hiểm
viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm có cholestetoma.
Trong bài này BS xin phép tập trung nói về tình trạng viêm tai giữa cấp, là tình trạng khá phổ biến ở Việt Nam.
Nguyên nhân khởi đầu của viêm tai giữa ở trẻ nhỏ gồm:
Cúm, cảm lạnh, viêm nhiễm đường hô hấp trên do virus.
Tình trạng dị ứng: thời tiết, bụi, phấn hoa, lông động vật, thức ăn…
Khói thuốc, nước hoa, chất độc trong môi trường.
Đều gây ra các triệu chứng tương tự như cúm và cảm lạnh, từ đó gây ra các rối loạn hoạt động vòi nhĩ.
Các vi khuẩn có thể trực tiếp gây ra viêm tai giữa nhưng thường thì viêm tai giữa có nhiễm khuẩn đều có khởi đầu từ nhiễm virus hoặc tình trạng phản ứng dị ứng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và bội nhiễm dẫn đến viêm tai.
 
Các nguyên nhân khác: viêm tai giữa có thể gây ra do có các khối u vùng vòm họng, polyp mũi, nhét meche mũi sau gây bít tắc vòi nhĩ.
Toàn thân: mắc các bệnh lý hô hấp, bạch tạng, suy giảm miễn dịch.
Sau chấn thương tai.
 
Mùa bệnh, tuổi viêm tai giữa,
Viêm tai giữa là một bệnh lý phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Theo báo cáo của Lucile Packard Children’s hospital tại Stanford, viêm tai giữa xảy ra với 80% số trẻ nhỏ ở 3 tuổi.
Viêm tai giữa gặp nhiều vào mùa đông và xuân. Gây ra nhiều biến chứng nếu điều trị không đúng cách, do đó rất quan trọng trong việc nhận biết triệu chứng, tính chất nguy hiểm và can thiệp kịp thời từ các bậc phụ huynh.
 
Những đối tượng đễ viêm tai giữa:
Trong những năm qua, các nhà khoa học đã tìm ra những đặc tính và nhóm người có nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa nhiều nhất là:
Nam giới
Những cá nhân và gia đình có người nhà hay mắc bệnh viêm tai giữa.
Trẻ em được bú bình (trẻ bú mẹ thường có ít nguy cơ viêm tai giữa hơn)
Tre đi học tai nhà trẻ.
Những người sống cùng người hút thuốc lá.
Những người có dị dạng về vòm miệng - khẩu cái, đặc biệt là hở hàm ếch.
Những người mắc bệnh lý miễn dịch, dị ứng, tự miễn: bệnh xơ cứng, hen phế quản.
 
 
Cơ chế và tổn thương giải phẫu trong viêm tai giữa:
Các tác nhân gây viêm tai giữa chính là từ mũi họng, thâm nhập vào niêm mạc vòi tai, hòm nhĩ và lan tràn vào niêm mạc xương chũm.
Quá trình viêm xảy ra làm cho niêm mạc sưng nề, có bóp và dẫn lưu dịch bị hạn chế, áp lực hòm nhĩ bị thay đổi ( từ cân bằng với môi trường bên ngoài sang áp lực âm).
Tác nhân viêm xuất hiện, phản ứng viêm giãn mạch bạch cầu xuất hiện, mủ xuất hiện. Dịch rỉ viêm tăng nhiều và nhanh làm tăng áp lực trong tai giữa gây đau tai, màng nhĩ căng phồng.
Khi tình trạng viêm lan vào xương chũm gây viêm xương chũm, bệnh lý nặng nề hơn.
Khi viêm lan tảo qua các khe khớp của xương sọ có thể gây viêm màng não và não.
Có trường hợp loa vòi bị bít tắc trước do VA, khối u hoặc các nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng ứ dịch tai giữa, xuất hiện bội nhiễm gây viêm tai.
 
Hình ảnh: dịch mủ trong hòm tai - viêm tai giữa cấp.
Triệu chứng nhận biết viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa có nhiều triệu chứng đa dạng, các triệu chứng phổ biến thường là:
Triệu chứng viêm tai giữa người lớn:
Đau tai: đau chói, đau đột ngột hoặc đau âm ỉ.
Đau chói như có người chọc vào tai.
Cảm giác đầy nặng trong tai.
Nghe xa xăm.
Buồn nôn.
Chảy dịch tai.
 
Tiệu chứng viêm tai giữa trẻ em:
Đau tai: trẻ giật và dụi tai nhiều lần.
Cáu gắt khó chịu, quấy khóc
Khó ngủ.
Sốt
Chảy dịch tai: dịch từ trong, vàng, mủ đục.
Nghe kém: ở trẻ thì ba mẹ nên để ý việc trẻ trở nên lơ đễnh, gọi không nghe rõ,  hoặc trẻ thường bật tv, nhạc tiếng to hơn so với bình thường.
Mất thăng bằng, chóng mặt.
Bắt đầu khóc nhiều khi đặt nằm xuống.
Buồn nôn, nôn.
Tiêu chảy.
Ăn kém.
Có thể có kèm theo triệu chứng viêm hô hấp như ho, chảy mũi…
 
Triệu chứng của viêm tai giữa cấp theo giai đoạn:
Giai đoạn đầu, khởi phát:
Sốt, biểu hiện của viêm đường hô hấp cấp: ho, chảy mũi…
Đau tức trong tai, trẻ quấy khóc nhiều, dụi tay vào tai.
Trẻ lớn và người lớn thì có ù tai nghe kém thoáng qua.
Khám:
Điểm đau không rõ.
Màng nhĩ xung huyết, toàn bộ màng nhĩ hoặc vùng rìa của màng nhĩ.
Nón sáng mất sáng.
Các mạch máu chạy dọc cán búa hoặc chạy theo hình nan hoa.
Giai đoạn toàn phát:
Thời kỳ ứ mủ. 
Triệu chứng sốt cao 39-40 độ C.
Hội chứng nhiễm trùng nặng lên có thể có kích thích màng não, co giật, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón)
Cơ năng: đau tai tăng lên, đau nhiều và đau sâu. Đau lan ra sau, lan lên thái dương.
Trẻ bỏ bú, khóc nhiều khóc thét khi chạm vào tai hoặc nằm nghiêng bên tai đau.
Người lớn thấy nghe kém truyền âm, ù tai âm trầm.
Khám thực thể:
Ấn vùng sào bào đau tăng.
Khám màng nhĩ đỏ toàn bộ, mất noins sangs.
Màng nhĩ cang phồng, hình mặt đồng hồ hoặc vú bò. Màng nhĩ có thể chuyển màu vàng nhạt hoặc trắng bệch thường ở giai đoạn cuối.
Tam chứng Bezold.
Thời kỳ vỡ mủ.
Do tự vỡ hoặc sau khi được trích rạch.
Toàn thân: hết sốt, ăn được, ngủ được.
Cơ năng: bớt đau, ù giảm, nghe tăng lên
Thực thể: khám thấy ống tia có mủ vàng hoặc trắng, có thể lẫn máu.
Nếu tự vỡ mủ màng nhĩ thường có lỗ thủng ở 1/4 trước dưới, dẫn lưu mủ ít, màng nhĩ vẫn phòng.
Nếu được trích rạch thì lỗ thủng thường ở 1/4 sau dưới, màng nhĩ hết phồng.
Làm thế nào để chẩn đoán Viêm tai giữa:
Bạn sẽ cần tới bác sĩ nhi và bác sĩ tai mũi họng.
Bác bác sĩ sẽ khám toàn thân và khám tai để kiểm tra tình trạng màng nhĩ của người bệnh. Việc khám có thể dùng kính hoặc ống nội soi có gắn camera, đèn và kính phóng đại.
Ngoài ra thì có thể phải tiến hành kiểm tra sức nghe và sự rung động màng nhĩ (thính lực và nhĩ lượng) để xác định rõ hơn nữa tình trạng hoạt động của màng nhĩ và các hệ thống xương con trong tai.
Các phương pháp kiểm tra khác có thể kèm theo như chụp CT, MRI, xquang…
Xét nghiệm máu.
 
Những cách điều trị viêm tai giữa tốt nhất hiện nay là gì?
Có nhiều phương pháp điều trị viêm tai giữa, các phương pháp điều trị sẽ được cân nhắc phụ thuộc vào
bệnh sử, tình trạng bệnh lý tại chỗ hoặc toàn thân
Tần suất viêm tai giữa.
Ý kiến của bệnh nhân hoặc bố mẹ của trẻ.
Những phương pháp sẽ được bác sĩ sử dụng bao gồm:
Cân nhắc sử dụng kháng sinh.
Trích rạch màng nhĩ tháo mủ hoặc tháo dịch keo trong hòm nhĩ - tai giữa.
Trích rạch màng nhĩ để tránh xẹp nhĩ.
 
Biến chứng của viêm tai giữa là gì? Mức độ nguy hiểm của viêm tai giữa.
Do tiến bộ của khoa học việc kiểm soát và phát hiện sớm viêm tai giữa làm cho việc xuất hiện biến chứng viêm tai giữa trở nên hiếm thấy hơn, nhưng không có nghĩa là không có. Những biến chứng của viêm tai giữa là nguy hiểm và ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng cuộc sống của người bệnh- trẻ.
 
Gây thủng màng nhĩ.
Nghe kém: từ phục hồi cho đến nghe kém vĩnh viễn.
Khi viêm lan vào hệ thống xương tai như xương quanh hòm tai gây viêm xương chũm.
Liệt mặt.
Viêm nhiễm có thể lan vào quanh não gây viêm màng não, não, tủy sống.
Đối với một số trường hợp viêm tai tuổi nhỏ gây ảnh hưởng sức nghe sẽ dẫn đến ảnh hưởng khả năng nói và hiểu cả trẻ.
 
Làm gì giúp bạn phòng chống bệnh viêm tai giữa?
Rửa tay thường xuyên.
Hạn chế tiếp xúc với những người có dấu hiệu viêm đường hô hấp dang trong giai đoạn lây nhiễm (có các triệu chứng ho, sốt, hắt hơi) hoặc rửa tay sau khi tiếp xúc với người nhiễm.
Tránh những môi trường có khói thuốc lá và ô nhiễm.
Tiêm chủng cho trẻ đúng đủ.
Cai sữa cho trẻ đúng thời điểm khi trẻ đạt 12 tháng.
Nếu bạn cho con bú bình thì nên cầm bình bú cho con bạn, để trẻ ngồi hoặc nằm tựa cao khi đang ăn, cai bú bình cho trẻ khi trẻ ở đạt 1 tuổi.
Hạn chế dùng núm vú giả - ty giả cho trẻ khi, cai dùng núm vú giả cho trẻ khi trẻ đạt 1 tuổi.
Không cho trẻ xì mũi bằng cách bịt mũi 2 bên.
Hiệp hội y khoa Mỹ cũng khuyên cho trẻ bú mẹ nếu có thể nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa.
Phẫu thuật nạo V.A cũng cho thấy làm giảm tần suất viêm tai giữa ở trẻ.
 
Dr.Minh
Nguồn
NHS
Hiệp hội Tai Mũi Họng - phẫu thuật đầu mặt cổ Mỹ