Hội chứng trào ngược dạ dày thực quả - căn bản.

Author: Bs Nguyễn Thị Ngọc Minh

Post date:

Trào ngược acid dạ dày thực quản là một bệnh lý phổ biến với các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, bỏng rát vùng cổ. Trào ngược acid dạ dày thực quản ảnh hưởng đến 60 triệu người ở Mỹ mỗi tháng.Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản: Nguyên nhân, biến chứng, điều trị, phòng bệnh.

Thế nào là trào ngược acid dạ dày thực quản?

Trào ngược dạ dày thực quản là sự trào ngược của dịch vị vào trong thực quản.
 
Ống tiêu hóa từ miệng đến thực quản rồi tới dạ dày. Tại vị trí nơi vào túi dạ dày có một van giữ là cơ vòng được gọi là cơ vòng thực quản dưới (LES lower esophageal sphincter) Ngay khi thức ăn đi qua thì cơ LES sẽ đóng lại. Nếu cơ vòng này không đóng lại hoặc mở quá thường xuyên thì acid từ dạ dày sẽ trào từ dạ dày lên thực quản, điều này cơ thể gây ra các triệu chứng ợ nóng, đau ngực, đau thượng vị. Nếu việc trào ngược acid dạ dày xảy ra thường xuyên, nhiều hơn 2 lần một tuần thì gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản

 

Các thuật ngữ dành cho bệnh lý trào ngược acid dạ dày.

Ngoài trào ngược dạ dày thực quản GERD - Gatroesophageal Reflux Disease.
Trào ngược họng thanh quản Laryngo Pharyngeal Reflux (LPR
Trào ngược thực quản lan lên trên Supra Esophageal Reflux Disease (SERD)
 
Phân biệt GERD và LPR:
− GERD gồm rối loạn chức năng cơ khít thực quản dưới.
− LPR gồm rối loạn chức năng cơ thực quản trên và dưới.
 

Nguyên nhân nào gây ra bệnh trào ngược acid dạ dày thực quản?

Trào ngược dạ dày thực quản ngoài nhân tố bệnh lý còn có các nhân tố từ lối sống và chế độ ăn.
Đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra trào ngược acid dạ dày thực quản:
Ăn no hoặc nhiều. Nằm ngay sau khi ăn.
Quá cân hoặc béo phì.
Ăn bữa ăn quá nhiều chất hoặc nằm sấp hoặc cùi xuống thấp khi no.
Ăn khuya.
Ăn một số loại thực phẩm có tính acid như cam, chanh, bưởi, cà chua, socola, bạc hà, tỏi, hành, đồ ăn cay nóng, và đồ ăn nhiều mỡ.
Uống một số loại đồ uống như rượu, bia, chè, caphê, đồ uống nhiều ngọt, đồ uống có gas, nước tăng lực.
Hút thuốc lá, thuốc lào.
Đang mang thai.
Căng thẳng stress trường diễn.
Uống các loại thuốc như aspirin, ibuprofen, thuốc giãn cơ, thuốc điều trị bệnh cao huyết áp.
Bệnh lý viêm loét dạ dày.
Thoát vị cơ hoành. Là hiện tượng phần trên của dạ dày bị di chuyển qua lỗ cơ hoành. Cơ hoành được hiểu là một khối gân cơ phân chia vùng ngực và bụng.

Triệu chứng của bệnh trào ngược acid dạ dày thực quản là gì?

Những triệu chứng phổ biến của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Đau thượng vị: nóng rát vùng thượng vị cảm giác không thoải mái và cảm giác trào ngược từ dạ dày, ngực và bụng thậm trí có thể lên họng.
Thường cảm thấy cảm giác bỏng rát, vị đắng hoặc chua trào lên họng và miệng.
Những triệu chứng khác của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Triệu chứng phổ biến.
  • Ợ nóng. Cảm giác bỏng rát khó chịu, có thể thấy sự lan rộng từ dạ dày hoặc bụng lên ngự và cổ họng.
  • Nôn hoặc trớ - trào ngược vị chua gắt, đắng lên vùng họng, miệng.
 
Các triệu chứng khác của trào ngược acid dạ dày gồm:
  • Đầy bụng
  • Nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen hoặc phân máu.
  • Ợ: ợ hơi hoặc ợ chua.
  • Khó nuốt - nghẹn: do hẹp thực quản hoặc tạo ra cảm giác thức ăn mắc ứ trong họng.
  • Khạc đờm / đàm mạn tính.
  • Cảm giác tắc nghẽn, nuốt nghẹn, nuốt vướng vùng cổ.
  • Khàn tiếng, rối loạn giọng.
  • Nấc kéo dài.
  • Buồn nôn.
  • Ho, ho khan mạn tính. Ho sau ăn, ho khi nằm.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Khó thở, khò khứ, họng khô, mất tiếng hoặc cảm giác đau rát họng kéo dài.

 
Chẩn đoán Trào ngược dạ dày thực quản?

Bạn nên tới gặp bác sĩ khi các triệu chứng về trào ngược dạ dày thực quản diễn ra nhiều hơn 2 lần trong một tuần, hoặc dùng thuốc không làm giảm các triệu chứng của bệnh. Những triệu chứng như bỏng rát thượng vị và dấu hiệu để chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Nếu những bước dùng thuốc hoặc thay đổi lối sống không giúp được bạn hoặc bạn có nhiều triệu chứng và thường xuyên thì bạn nên đến gặp bác sĩ để khám và chẩn đoán thêm về các vấn đề khác liên quan.
 
Bạn có thể cần được làm một hoặc nhiều loại test trong các test sau đâu:
  1. Esophagram - chụp thực quản cản quang có dùng barium, nhằm kiểm tra xem u trong thực quản hay không, bạn sẽ được các uống một loại chất cản quang với tia X, để cho hình ảnh về thực quản.
Hoặc CT - MRI vùng ngực để cho hình ảnh chi tiết và rõ nét về vùng ngực trong đó có thực quản và các tạng xung quanh thực quản, đây là là phương pháp hiện đại chuyên sâu hơn cho kết quả chính xác hơn chụp thực quản cản quang.
  1. Esophageal manometry: kiểm tra về chức năng của thực quản và cơ thắt thực quản dưới.
Kiểm tra pH để kiểm tra độ acid trong thực quản. Bác sẽ đặt một thiết bị trong thực quản của bạn và để đó trong 1- 2 ngày để kiểm tra lượng acid có trong thực quản của bạn.
  1. Nội soi dạ dày thực quản: kiểm tra các vấn đề liên quan đến thực quản dạ dày. Các khám sẽ bao gồm đưa một ống dài, mềm, có đèn và camera vào trong họng của bạn và sẽ kiểm tra bề mặt thực quản và dạ dày của bạn. Bước đầu các bác sĩ sẽ xịt một chất gây tê vào họng hoặc có thể dùng chất gây mê cho bạn ngủ để quá bạn kiểm diễn ra nhanh và dễ chịu hơn.
  2. Sinh thiết: một mẫu nhỏ để làm sinh thiết có thể sẽ được lấy để kiểm tra tính chất bề mặt của niêm mạc trong quá trình nội soi dạ dày thực quản nhằm mục đích kiểm tra chuyên sâu dưới góc nhìn tế bào để biết thêm về tình trạng nhiễm khuẩn hoặc các bất thường khác nếu có.
  3. Đo áp lực thực quản. Kiêm tra áp suất trong thực quản.
  4. Kiểm tra trở kháng: kiểm tra sự trào ngược và vận động của các dòng dịch trong thực quản.
  5. Kiểm tra pH thực quản. Kiểm tra tình trạng acid trong thực quản.
 

Trào ngược acid dạ dày thực quản có thể không cần dùng thuốc

Một trong những cách hiệu quả để điều trị và phòng trào ngược acid dạ dày thực quản là thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt, ng bệnh cần tránh một số loại thức ăn và đồ uống có khả năng gây nặng lên tình trạng và triệu chứng của bệnh như sau:
Ăn bữa nhỏ và số bữa tăng lên trong ngày. Hạn chế ăn khuya.
Không nên ăn quá no.
Bỏ thuốc lá.
Hạn chế đồ uống chè, caphe, thức uống có gas, nước tăng lực.
Kê cao vùng đầu và cổ khi bạn nằm, cao lên ít nhất là 10-15cm
Không ăn ít nhất là 2-3 giờ trước khi nằm, hoặc không nằm sau khi ăn 2-3 giờ.
Cố gằng ngủ ngồi trong thời gian nghỉ trưa
Không nên mặc quần áo quá chật hoặc mang thắt lưng quá chật.
Nếu bạn quá cân hoặc béo phì nên cố gắng giảm cân bằng thay đổi chế độ ăn và luyện tập.
Kiểm soát căng thẳng stress.
Hạn chế các động tác gập người gập bụng, nhất là khi ăn no.
Thăm khám bác sĩ để kiểm tra xem có thuốc nào bạn đang dùng gây nên tình trạng ợ nóng và các triệu chứng khác của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

 

Bệnh trào ngược acid dạ dày thực quản khi nào điều trị bằng thuốc

Trong nhiều trường hợp việc thay đổi lối sống kết hợp với sử dụng thuốc điều trị sẽ giúp bạn kiểm soát các triệu chứng của bệnh trào ngược acid dạ dày thực quản.
Các nhóm thuốc thường dùng điều trị trào ngược acid dạ dày thực quản.
- Các thuốc kháng acid có thể làm trung hòa dịch acid trong dạ dày nhưng cũng có thể gây ra tiêu chảy hoặc táo bón đặc biệt là khi bạn lạm dụng chúng. Tốt nhất là nên dùng các thuốc kháng acid có thành phần chứa hợp chất của magie và nhôm hydroxide. Khi kết hợp chung sẽ làm giảm triệu chứng của bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.
Nếu như thuốc kháng acid không làm giảm triệu chứng của bệnh thì các bác sĩ có thể dùng thêm các thuốc khác. Sẽ bao gồm các thuốc trong các nhóm như
- Bọc niêm mạc dạ dày làm giảm sự trào ngược
- H2 block - giảm sự sản xuất acid dạ dày
- Ức chế bơm proton và đồng thời làm giảm lượng acid dạ dày
- Prokinetics : làm tăng sức mạnh của cơ thắt dưới thực quản. Đẩy nhanh việc làm rỗng dạ dày và làm giảm lượng acid.
Không sử dụng thuốc tùy tiện khi chưa có ý kiến hướng dẫn từ bác sĩ.

Trào ngược acid dạ dày thực quản có thể cần điều trị bằng phẫu thuật

Nếu dùng thuốc không giả quyết được các triệu chứng của trào ngược acid dạ dày và cuộc sống của bạn bị ảnh hưởng nhiều bởi tình trạng này thì bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật.
Có 2 loại phẫu thuật điều trị làm giảm tình trạng trào ngược acid dạ dày khi việc dùng thuốc ít đáp ứng.
Phương pháp mới nhất được cấp phép liên quan là đặt một cái vòng được biết đến là thiết bị LINX xung quanh và bên ngoài của phần dưới nới kết thúc của thực quản - ống dẫn thức ăn từ miệng đến dạ dày. Cấu tạo của vòng là vòng bao gồm nhiều hạt titanium có từ tính, được giữ với nhau bởi sợi titanium. Thiết bị này giúp ngăn chặn tình trạng trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Trong một nghiên cứu, bệnh nhân đã có thể được ngừng thuốc hoặc cắt giảm liều dùng thuốc. Bạn không nên đặt thiết bị LINX khi bạn có dị ứng với kim loại, khi bạn đặt LINX sau này bạn cũng không thể được chụp MRI - cộng hưởng từ.
Một phương pháp phẫu thuật khác được gọi là Cuộn đáy vị - fundoplication làm ngăn chạn và giảm tình trạng trào ngược. Nó tọa ra một vái van nhân tạo sử dụng phần traeen của dạ dày. Phẫu thuật này có liên quan đến việc gói phần trên của dạ dà xung quành cơ thắt thực quản dưới để làm nó khỏe hơn, làm giảm trào ngược dạ dày và điều trị thoát vị hoành. Phẫu thuật này là mổ mở, dự dùng đường vào từ ngực, bụng, hoặc cũng có thể tiến hành phẫu thuật nội sọi - sự dụng đèn sáng và đưa dụng cụ quan những lỗ nhỏ vào ổ bụng.
Các phẫu thuật được lựa chọn như phương pháp cuối cùng để điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.


Nguy cơ và biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản là gì?

 
Nếu không được điều trị, bệnh lý trào ngược acid dạ dày thực quản có thể làm dẫn đến nhiều biến chứng phức tạp, trong thời gian dài có thể gây tăng nguy cơ ung thư.
Tổn thương thực quản kéo dài do trào ngược acid dẫn đến:
- Viêm loét thực quản. Ống thực quản bị viêm nề, chảy máu, thậm chí hình thành khối u.
- Hẹp thực quản: việc viêm tổn thương thực quản tạo thành sẹo tại thực quản gây hẹp làm thức ăn tắc nghẽn ứ trệ trong quá trình di chuyển đến dạ dày.
- Barret thực quản: là một tình trạng nghiêm trọng và nặng của bệnh lý trào ngược acid dạ dày thực quản. Việc phơi nhiễm với dịch acid nhiều và trường diễn làm biến đổi tế bào niêm mạc thực quản, tăng nguy cơ ung thư. Khoảng 5 - 10% người bệnh có chứng này có ung thư.
Cả Viêm thực quản và Barrett thực quản có nguy cơ ung thư rất cao.


Trào ngược acid dạ dày thực quản ở người mang thai.

Khoảng 30 - 50 % phụ nữ mang thai ở Mỹ có hội chứng trào ngược acid dạ dày thực quản, kể cả khi họ chưa từng bị trước đó. Việc trào ngược dạ dày thực quản ở phụ nữ mang thai thường gặp ở tháng thứ 5 của thai kỳ trở đi và gây tình trạng ho mạn tính. Việc ho mạn tính ở người mang thai có thể làm tăng nguy cơ và đe doạ đến thai kỳ. Do đó khi mang thai và có tình trang chướng bụng đầy hơi, ho nhiều, phụ nữ mang thai cần được thăm khám để can thiệp khi cần thiết.

Lời khuyên cho phụ nữ mang thai bị trào ngược acid dạ dày thực quản là thay đổi lối sống và chế độ ăn phù hợp, có thể cần ăn đồ mềm và chia nhỏ nhiều bữa, cũng như không nên uống quá nhiều nước một lúc.

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em
Ngày nay tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em đang dần  trở nên phổ biến và được biết đến nhiều hơn.
Ở trẻ em có sự trào ngược sinh lý do cầu trúc dạ dày và độ yếu của van, ngoài ra khi trẻ ở độ tuổi trên 1 tuổi và mẫu giáo tình trạng trào ngược bệnh lý có thể phổ biến do nhiều nguyên nhân. Trong các trường hợp trào ngược dạ dày ở trẻ em đa phần là do thói quen sinh hoạt và cách cho trẻ ăn.
Tuy nhiên khi trẻ có các dấu hiệu của dạ dày cũng cần lưu ý thêm rằng tỷ lệ trẻ nhỏ nhiễm Hp dạ dày đang càng ngày càng tăng, việc khám và điều trị Hp dạ dày ở trẻ cần được quan tâm và can thiệp kịp thời.

Bs Nguyễn Thị Ngọc Minh