Tai đau- earaches

Author: Bs. Nguyễn Thị Ngọc Minh

Post date:

Đau tai là hiện tượng phổ biến và có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, nhiều nhất ở trẻ em. Nó do nhiều nguyên nhân nhưng thường do nhiễm khuẩn.
 

Đau tai kéo dài bao lâu?

Phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra, hầu hết đau tai ở trẻ em là do nhiễm trùng tai, thường bắt đầu cải thiện sau vài ngày. Tuy nhiên đau tai có thể không tự cải thiện và cần can thiệp y tế. Mời bạn đọc thêm để biết và lưu ý về đau tai.

Phát hiện Đau tai trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhận biết như thế nào?

Trẻ nhỏ không biết nói do đó phát hiện đau ở trẻ cần tinh tế quan sát từ bố mẹ và người chăm sóc, trẻ có thể đau tai nếu chúng:
Xoa hoặc kéo tai
Không phản ứng với một số âm thanh: đặc biệt những âm đột ngột
Có nhiệt độ cơ thể từ 38 độ trở lên
Cáu kỉnh hoặc bồn chồn, li bì
Mất thăng bằng, ngã nhiều bất thường
Bỏ / chán ăn.
Chảy dịch từ trong tai hoặc vùng gần tai.

Đau tai ở thanh thiếu niên và người lớn cần lưu ý khi

Đau dữ dội,
Các vấn đề về thính giác,
Cảm giác đầy hoặc “nghẹt” trong tai
Chóng mặt hoặc mất thăng bằng
Buồn nôn ói mửa
Chảy dịch tai: từ trong tai, hoặc vùng gần tai.

Sốt, nhiệt độ cơ thể trên 38 độ.

Đau tai và đau tai có thể ở 1 hoặc cả 2 bên tai, với nguyên nhân từ đơn giản đến phức tạp.


 

Cách tự điều trị đau tai tại nhà

Đau tai có thể tự giảm tuy nhiên đau tai đôi khi cần can thiệp y khoa và sử dụng thuốc.
Có một số điều bạn có thể làm để giúp giảm đau tai tại nhà.
Nên
Sử dụng thuốc giảm đau, chẳng hạn như paracetamol hoặc ibuprofen (trẻ em dưới 16 tuổi không nên dùng aspirin)
Chườm ấm hoặc lạnh lên tai khi ở tư thế ngồi, tránh không để nước vào tai.

Không nên
không cho bất cứ thứ gì bên trong tai của bạn, chẳng hạn như tăm bông
không cố lấy ráy tai
không để nước lọt vào tai

Ngay lập tức gặp bác sĩ nếu:

Bạn hoặc con bạn cũng có các triệu chứng, chẳng hạn như
Sốt cao, li bì, nôn mửa, đau họng nghiêm trọng, mất thính lực/nghe kém (trẻ gọi không thưa - không phản ứng với các âm thanh đột ngột)
Sưng quanh tai hoặc chảy dịch từ tai
Có thứ gì đó mắc kẹt trong tai của bạn hoặc con bạn
Đau tai tăng lên, không cải thiện sau 3 ngày

 


Người bệnh hỏi bác sĩ những câu hỏi gì?


Làm thế nào tôi có thể tránh bị đau tai trong tương lai?
Làm thế nào để làm sạch tai của tôi?
Chức năng ống eustachian của tôi có thể được cải thiện không?
Làm sao để ngăn ngừa nhiễm trùng tai không?

 

Nguyên nhân gây đau tai và đau gần tai.

Đau tai có thể do nhiều nguyên nhân từ đơn giản đến phức tạp, nhưng đôi khi khó phân biệt đau do tai hoặc không do ở tai.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:

 

Triệu chứng Tình trạng có thể
Đau tai nhức răng  Trẻ mọc răng, áp xe răng
Đau tai kèm theo nghe kém Viêm tai giữa, ráy tai, dị vật tai...
Lưu ý: không được tự ý lấy dị vật trong tai tránh việc gây tổn thương màng nhĩ, gặp bác sĩ để xử lý dị vật
Tổn thương màng nhĩ sau tiếng ồn to đột ngột.
Tổn thương màng nhĩ do chấn thương như bị tát hoặc đập vào tai.
Đau tai không kèm theo nghe kém Đau tai do viêm tai ngoài, có thể xảy ra ở trẻ em hoặc người trưởng thành đi bơi
Đau tai kèm đau khi nuốt Viêm mũi họng,
viêm amidal,
Viêm VA,
có abcess vùng họng
Đau tai kèm sốt Viêm tai nhiễm khuẩn, cúm, cảm lạnh.
Đau ngoài tai do hàm Chấn thương, viêm khớp hàm

 

Bs. Minh

Bản quyền khyoyte.com từ 2016

Đánh giá lần cuối vào tháng 3 năm 2021

Nguồn

NHS
Hiệp hội Tai Mũi Họng đầu mặt cổ Mỹ