Những tình trạng dễ nhầm lần với tăng động giảm chú ý ADHD

Author: Bs Nguyễn Thị Ngọc Minh

Post date:

Một số tình trạng có thể bị nhầm lẫn hoặc xuất hiện cùng với ADHD. Những người bị nghi ngờ mắc ADHD nên được đánh giá đầy đủMột số tình trạng có thể bị nhầm lẫn hoặc xuất hiện cùng với ADHD. Những người bị nghi ngờ mắc ADHD nên được đánh giá đầy đủ bởi các bác sĩ chuyên khoa, bao gồm cả khám sức khỏe thể chất kèm theo, để giúp xác định chính xác điều gì đang góp phần gây ra các hành vi có vấn đề.

Đối với người trưởng thành

Trong số các nguyên nhân có thể gây ra hành vi giống tăng động giảm chú ý ADHD là:
  • Một sự thay đổi đột ngột trong cuộc sống (chẳng hạn như một sự kiện đau buồn, một cuộc ly hôn, một cái chết trong gia đình hoặc chuyển nhà)
  • U não không được phát hiện
  • Động kinh không bị phát hiện.
  • Các vấn đề về tuyến giáp.
  • Nhiễm độc chì.
  • Các vấn đề về giấc ngủ.
  • Rối loạn lo âu.
  • Trầm cảm.
  • Khuyết tật học tập.
  • Sử dụng ma túy hoặc rượu, chất gây nghiện và kích thích.
Nó cũng khá phổ biến đối với các tình trạng y tế khác xảy ra cùng với tăng động giảm chú ý ADHD. Trên thực tế, người ta ước tính rằng gần 75% người lớn mắc tăng động giảm chú ý ADHD có một tình trạng khác gây phức tạp cho việc chẩn đoán và xử trí ADHD.
Ví dụ, một số nghiên cứu đã chỉ ra:
  • Rối loạn tâm trạng, như trầm cảm và rối loạn lưỡng cực, tồn tại ở 19% đến 37% người lớn mắc ADHD.
  • Các vấn đề lo lắng tồn tại ở 25% đến 50% người lớn mắc chứng ADHD.
  • Lạm dụng rượu tồn tại ở 32% đến 53% người lớn bị ADHD.
  • Các loại lạm dụng chất kích thích khác, bao gồm sử dụng cần sa và cocaine, xảy ra ở 8% đến 32% người lớn mắc chứng ADHD.
  • Hai mươi phần trăm người lớn mắc chứng ADHD cũng bị khuyết tật học tập, đặc biệt là các vấn đề như chứng khó đọc.

Đối với trẻ em.

Đối với trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý ADHD, những khó khăn trong học tập là phổ biến.
Các vấn đề khác ở trẻ em bao gồm:
  • Khuyết tật học tập; dữ liệu từ Khảo sát Phỏng vấn Sức khỏe Quốc gia 1997-98 cho thấy khoảng một nửa số trẻ em từ 6-11 tuổi cũng có thể mắc chứng rối loạn học tập.
  • Rối loạn hành vi và bất chấp chống đối, biểu hiện là hành vi gây rối hoặc thậm chí là tội phạm
  • Trầm cảm và lo âu
  • Các vấn đề về mối quan hệ với bạn bè; ước tính cao tới 21% số trẻ bị tăng động giảm chú ý ADHD (so với 2% trẻ không ADHD) có hành vi cản trở tình bạn. Điều này có thể dẫn đến trầm cảm, lo lắng, các vấn đề lạm dụng chất kích thích và phạm pháp khi thanh thiếu niên.
  • Bị lạm dụng và có những trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu.

Bs Nguyễn Thị Ngọc Minh
Nguồn
Centers for Disease Control.