Phát triển não bộ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi đồ điện tử

Author: Bs. Nguyễn Thị Ngọc Minh

Post date:

Màn hình điện thoại lại gây ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ của trẻ như thế nào.

 Màn hình điện tử có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ.
 
Công nghệ càng phát triển, ba mẹ càng bận bịu và trẻ nhỏ thường có nhiều thời gian bên màn hình điện tử (điện thoại, máy tính, tv)
Chúng ta vẫn biết màn hình điện thoại, tv và máy tính không tốt cho mắt  trẻ, vậy màn hình điện thoại có gây hại cho não bộ của trẻ không?
 
Chúng ta cần suy nghĩ thật kỹ khi quyết định cho trẻ chơi điện thoại và ipad đặc biệt với trẻ nhỏ.
Theo cảnh báo của Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ trẻ dưới 18 tháng cần tránh sử dụng màn hình điện tử chỉ ngoại trừ video chat. Những trẻ lớn hơn từ 18 - 24 tháng thì chỉ nên tiếp xúc với loại màn hình có chất lượng cao.
Vừa qua nhà tâm lý học trẻ em của Pháp, Bác sĩ tiến sĩ Anna-Lise Ducanda giải thích những nguy hiểm tiềm ẩn đối với trẻ khi chúng tiếp xúc lâu dài với màn hình điện tử đặc biệt với trẻ dưới 2 tuổi với các loại video trên Youtube (nói tiếng Pháp và có phụ đề tiếng Anh), các nhà tâm lý đặc biệt lưu tâm đến rối loạn về giao tiếp, hòa nhập xã hội và sự phát triển của não bộ.

Hãy thử ví dụ với các Show truyền hình dành cho trẻ em. Chúng trông có vẻ như vô hại và thậm chí có tính mô tả và giáo dục cho trẻ. Nhưng khi đứa trẻ quen với những điều đó thì thay vì tương tác với môi trường thì chúng trở nên gặp khó khăn với việc hiểu những chỉ dẫn dù là đơn giản. Những nhân vật trong các show truyền hình thường hỏi những câu hỏi đơn giản, lặp lại từ ngữ, con số và dạy trẻ cách đếm, nhưng điều đó không có nghĩa là đứa trẻ hoàn toàn hiểu được họ nói gì. Trẻ có thể dễ dàng đếm từ 1 đến 100 nhứng nếu bạn bảo trẻ đưa cho bạn 2 miếng xếp hình thì bé lại không làm được, bởi vì bé không hiểu được số 2 có nghĩa là như thế nào. Những điều đó có nghĩa là đứa trẻ đang lặp lại chứ không phải là học hỏi và hiểu.
Đây là những lý do tại sao nên giới hạn cho trẻ tiếp xúc với màn hình điện thoai, máy tính, tv - theo bác sĩ Ducanda.
 
1. Màn hình điện tử làm cản trở sự phát triển xúc giác của trẻ.
Não bộ của đứa trẻ phát triển như sau: Đứa trẻ cầm, sờ nắn đồ vật và khám phá nó cũng như môi trường xung quanh bằng bàn tay của chúng. Chúng cũng dùng miệng để nếm thử. Não bộ đứa trẻ khó có thể phát triển đầy đủ nếu thiếu xúc giác.
 
2. Màn hình điện tử làm cản trở đứa trẻ khám phá môi trường xung quanh và cô lập chúng. Nếu đứa trẻ học cách kiểm soát quả bóng, thì bé có thể phân tích nó bằng xúc giác của mình. Trẻ có thể hiểu được quả bóng hình tròn, khi chúng bóp quả bóng thì chúng sẽ trở lại hình dạng cũ. Khi đứa trẻ ném quả bóng vào tường hoặc lăn chúng tới bức tường thì não trẻ sẽ phân tích được những gì chúng vừa làm. Nhưng nếu đứa trẻ tiếp xúc với màn hình điện tử, ánh sáng và hình ảnh làm thu hút sự chú ý của chúng và chúng gặp khó khăn trong việc né tránh bị tập trung vào đó. Chúng có thể ngồi hàng giờ chỉ nhìn chằm chằm vào màn hình, và chính điều này cũng làm cản trở trẻ tìm hiểu mồi trường xung quanh.
 
3. Màn hình điện tử (điện thoại, máy tính, tv) làm cản trở sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Đứa trẻ sẽ học và hiểu ngôn ngữ nhanh hơn khi tương tác với con người. Nếu ai đó nói chuyện với đứa trẻ, nhìn vào chúng, gọi tên chúng, thảo luận với chúng về những điều chúng đang làm. Ví dụ như bố hỏi bé trong khi đang nhìn vào bé, “Nathan đến đây nào, bố sẽ giúp con mặc áo khoác và bố con mình cùng ra ngoài nhé”. Người bố vừa nói vừa làm sẽ giúp đứa trẻ hiểu được những gì bố vừa nói, bởi ở đó có những chuỗi hành động. Nhưng nếu đứa bé được nghe những điều đó từ hoạt hình mà không kèm theo những chỉ dẫn rõ ràng nhắm tới cho đứa trẻ thì những từ ngữ đó sẽ chỉ trôi qua đầu chúng mà không mang đến ý nghĩa gì.
Theo kinh nghiệm làm việc và tiếp xúc của Dr. Ducanda thì những đứa trẻ mà tiếp xúc quá nhiều với màn hình điện tử sẽ có những triệu chứng giống của trẻ tự kỷ.
Vậy làm cách nào để hạn chế tác hại của màn hình máy tính, điện thoại đến trẻ?
Bác sĩ khuyên cáo nên hạn chế sự tiếp xúc của trẻ với các loại màn hình máy tính, tv, điện thoại, tối đa chỉ nên là 1 giờ/ngày.
Kèm theo đó nên nói chuyện với trẻ nhiều hơn và chơi các trò đóng vai cùng trẻ.

Mặt khác màn hình điện tử là một dạng tương tác và thu nhập thông tin thụ động sẽ khiến cho não bộ đang trong thời kỳ phát triển của trẻ giảm khả năng phản xạ cũng như hình thành thói quen giao tiếp.

Bs. Nguyễn Thị Ngọc Minh