Viêm Amiđan

Author: Admin

Post date:

Viêm Amidan là tình trạng bệnh lý tương đối phổ biến, viêm Amidal cấp thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ đang tuổi trung học, viêm Amidan mạn thường gặp nhiều ở người lớn.
Mời quý vị đọc tiếp hiểu rõ thêm về Amidal là gì, chức năng, dấu hiệu bệnh, cách chăm sóc và phòng tránh bệnh và nhiều hơn nữa.
 
1. Amidal là gì, thế nào là viêm Amidal.

Amiđan/ amydal là tổ chức bạch huyết (lympho) nằm ở vùng hầu họng. Các tổ chức lympho này phân bố to thành một vòng tròn ở hầu họng gọi là vòng Waldeyer.
Các Amidal của vòng Waldeyer gồm:
1.Amiđan khẩu cái: là tổ chức lympho lớn nhất nằm ở 2 bên của thành họng và nằm trong hốc Amiđan.
2. Amiđan lưỡi: những đám tổ chức lympho nằm ở đáy lưỡi.
3. Amiđan vòm Luschka: tổ chức lympho nằm ở nóc vòm mũi họng, ngay hốc mũi sau.
4. Amiđan vòi Gerlach: những tổ chức lympho nằm ở hố Rosenmuler quanh lỗ vòi Eustachi.
 
Hình ảnh: Vòng Waldeyer- vị trí các amiđan ở hầu họng- khoyte.com

Amidal tham gia vào hệ thống phòng thủ bảo vệ của cơ thể nhằm chống lại sự nhiễm khuẩn. Khi Amidal bị nhiễm khuẩn thì gọi là viêm Amidan.
Tùy thuộc vào vị trí của Amidal viêm mà gọi tên khác nhau.
Ở Việt Nam khi nhắc đến viêm Amidal thường được hiểu là sự viêm của Amidal khẩu cái và Amidal đáy lưỡi, nhắc đến V.A thì được hiểu là viêm của tuyến Amiđan vòm.
 
Viêm Amidan là tình trạng bệnh lý tương đối phổ biến, viêm Amidal cấp thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ đang tuổi trung học, viêm Amidan mạn thường gặp nhiều ở người lớn.
 
  1. Chức năng của A (amydal khẩu cái) và VA (amidan vòm) là gì?
 
Vòng Waldeyer, các amiđan là hệ thống phòng thủ ban đâu của cơ thể chống lại sự nhiễm khuẩn, chúng bảo vệ cơ thể thông qua cơ chế miễn dịch: tạo ra miễn dịch tế bào nhờ các lympho T, tạo ra miễn dịch thể dịch nhờ vào các lympho B gây chuyển dạng tương bào sản xuất ra các globulin miễn dịch G.A.M.D.E.
Viêm amiđan không biến chứng ở trẻ em là quá trình có lợi cho cơ thể vì giúp cho cơ thể hình thành sự miễn dịch cần thiết, chúng chỉ trở thành bệnh lý khi tái phát thường xuyên hoặc có biến chứng.

Viêm Amidal là tình trạng viêm xảy ra ở Amidal cấp tính hoặc mạn tính. Và từ "viêm Amidal" thường được dùng và hiểu nhiều về tình trạng viêm  Amidal khẩu cái (họng miệng)
  1. Nguyên nhân gây ra viêm Amidan
  Có nhiều nguyên nhân gây viêm Amidal:
Do viêm nhiễm.
Thể trạng bạch huyết.
 -  Do viêm nhiễm
Vi khuẩn và Virus có sẵn ở đường mũi họng gây ra thường sau khi cơ thể bị suy yếu như nhiễm lạnh, bệnh lý khác hoặc căng thẳng trường diễn.
Theo hiệp hội y khoa mỹ (American Academy of Family Physicians (AAFP) thì có đến 15 -30% viêm Amidal là do nhiễm khuẩn, và thường là liên cầu.
Virus cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm A, trong đó virus Eptein-Barr có thể gây viêm Amidal và cũng gây bệnh bạch cầu.
Mắc các bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường hô hấp: cúm, sởi, ho gà
 
- Tạng bạch huyết:
Một số người có cở địa là tạng bạch huyết phát triển quá mạnh, nhiều hạch ở cổ, ở họng, amidal quá phát nhiều, VA quá phát nhiều, cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khẩn xâm nhập.

Tại sao Amidal lại viêm và hay bị viêm.
Cấu trúc Amidal có nhiều khe hốc lỗ ( tạo điều kiện cho lyphocyte qua lại làm việc) và cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ và phát triển, ngoài ra chính cấu trúc của A và VA cũng làm cho việc ngấm kháng sinh toàn thân đến tiêu diệt ổ viêm khó khăn hơn. (theo thuyết lò viêm - Focal infection)
 
Bệnh hay gặp ở trẻ em và thiếu niên. Trẻ nhỏ khi tiếp xúc thân thiết với người khác đặc biệt là các bạn ở trường trong quá trình vui chơi và học tập sẽ phơi nhiễm với nhiều vi khuẩn và virus cũng khiến cho trẻ thành một trong nhưng đối tường dễ viêm A và VA.
 
  1. Triệu chứng của viêm amidan là gì?
Có nhiều chủng loại trong viêm Amidal nhưng thường bao gồm nhiều triêu chứng:
Bệnh cảnh thường xuất hiện đột ngột.
- Đau vùng cổ, và họng.
- Nuốt khó, nuốt đau.
- Giọng khàn
- Hơi thở hôi
- Sốt. Người bệnh thường có sốt từ sốt nhẹ đến cao,nhiệt độ đo được là 38- 40 độ C.
- Rét run.
- Đau đầu
- Đau tai.
- Đau bụng
- Cứng cổ.
- Quanh cổ hoặc góc hàm sưng đau. Có thể khám thấy hạch góc hàm.
- Ho
- Hắt hơi, chảy mũi.
- Viêm kết mạc (hiếm gặp)
- Viêm nhiễm có thể lan xuống thanh khí phế quản gây nên ho từng cơn có đờm nhầy, khàn tiếng và đau tức ngực.
- ở những trẻ nhỏ thấy trẻ chảy nhiều dãi, cáu kỉnh nhiều hơn, ăn kém.

Trong viêm Amidal cấp người bệnh:
  • Sốt cao có thể có rét run.
  • Đau họng nhiều, nuốt đau nhiều có thể đau nhói lên tai khi nuốt.
  • Đôi khi người bệnh có thể nhổ và khạc ra dây máu đỏ tươi số lượng ít.
  • Viêm Amidal cấp tái diễn: nhiều đợt viêm Amidal cấp trong năm
Viêm Amidal mạn tính về mặt triệu chứng theo một nghiên cứu của Mỹ có khoảng 50% người bệnh không biểu hiện rõ tình trạng bệnh lý.
Các triệu chứng thường không nổi trội mà chỉ thấy vướng họng ngứa họng, đôi khi rát họng, hơi thở hôi hoặc có thấy  tăng tiết dịch trong miệng.
Phần lớn Viêm Amidal mạn tính có kèm theo hội chứng trào ngược acid dạ dày thực quản (thường được gọi là gerd) nên các triệu chứng cũng lẫn lộn với nhau.
Nếu người bệnh có hội chứng trào ngược thực quản và viêm Amidal mạn tính bệnh nhân có thể có thêm các triệu chứng:
- Ợ hơi ợ chua, ợ nóng, nóng rát vùng cổ và sau xương ức,
- Tiết nhiều dịch ở trong họng
- Buồn nôn.
- Hơi thở hôi.
- Nuốt vướng:
Nuốt vướng đây là triệu chứng khá đặc biệt bao gồm cả loạn cảm giác họng và có thể có ở người bệnh có khối u ác tính vùng cổ do đó bạn nên thăm khám thêm nội soi tai mũi họng tại bác sĩ chuyên khoa khi tình trạng nuốt vướng kéo dài và tăng lên.
- Viêm Amidal mạn tính viêm nhiễm kéo dài.

Khám thực thể.

Viêm A có các thể
- Thể quá phát:
Viêm amidal cấp quá phát - sưng to và đỏ gần chạm đường trung vị, bề mặt có thể có nhiều hốc hoặc có thể có mủ trắng.
Niêm mạc thành sau họng đỏ, nhiều tổ chức bạch huyết.
Viêm amidal mạn tính quá phát: Amidal quá phát các mức với bề mặt chằng chịt những dải xơ trắng, đôi khi trên bề mặt amidal có nhiều tổ chức bã đâu, mủ đọng.
- Viêm amidal  mạn tính thể xơ teo: Amidan nhỏ, bề mặt chằng chịt những dải xơ trắng, nhiều khi có mủ nhỏ, Amidan rắn, mất tính mềm mại, ấn thấy có mủ trắng phòi ra.
Để chẩn đoán xác định người ta làm nghiệm phát Ghigo Schimidle Mee.
- Abces quanh amiđan: là tình trạng viêm nhiễm sâu lan đến cả tổ chức phàn mềm xung quanh, đây là thể bệnh nặng của viêm amiđan.

Triệu chứng của Abces Amidal bao gồm
Ngoài các triệu chứng của viêm A, thì Abces amidal có các triệu chứng
- Đau nhiều ở phần mềm quanh cổ và sàn miệng, khó nuốt và khó mở miệng.
- Giọng ngậm hột thị rõ rệt (nghe như người bệnh đang nói khi trong miệng ngậm đầy thức ăn) gây ra bởi khối sưng viêm của ổ abces.
Ổ abcess thường xuất hiện một bên.
 
  1. Chẩn đoán phân biệt của viêm Amidal:
 Viêm họng bạch hầu: trên 7 tuổi, trong vùng dịch.
Khám họng thấy họng nhiều giả mạc trắng, xám, dai, khó bóc tách, bóc tách giả mạc gây chảy máu.
  1. Viêm Amidan nguy hiểm như thế nào?
 
Những người viêm Amidal mạn tính thường hay gặp phải tình trạng ngáy nhiều, ngáy to và cơn ngừng thở trong khi ngủ, việc ngừng thở thường diễn ra trong thời gian ngắn làm cho người ngủ không ngon giấc, mệt mỏi nhiều, dẫn đến nhiều bệnh lý mạn tính như béo phì, cao huyết áp.
Ngoài ra việc viêm Amidal có thể dẫn đến viêm tấy các vùng khác trong cơ thể.
Nếu việc viêm tấy ở gần Amidal, tạo thành ổ abcess quanh A và ổ viêm trong vùng hầu họng này là tình trạng nhiễm khuẩn nặng có thể đe dọa tính mạng, người bệnh cần nhập viện ngay để kết hợp dùng thuố cvà điều trị ngoại khoa (trích rạch dẫn lưu mủ, hoặc phẫu thuật)..
Trường hợp người bệnh đã dùng kháng sinh mà không dùng đủ liều hoặc dùng loại kháng sinh không diệt được đúng nhóm vi khuẩn thì sẽ làm tăng nguy cơ gây biến chứng và kháng kháng sinh.
Trường hợp người bệnh viêm Amiđan, nhiễm khuẩn thể liên cầu tan huyết nhóm A thì cơ chế viêm tạo miễn dịch dị ứng trạng bệnh thưu phát: Viêm nội tâm mạc (viêm lớp lót trong cùng của tim), bệnh van tim, viêm khớp, thận.
- Những biến chứng của Viêm Amidan gồm:
Tại chỗ: Viêm tấy quanh Amidan, Abcess quanh A
Gần: Viêm mũi xoang, viêm tai giữa, hạch, thanh khí quản…
Xa: viêm thận, khớp, nội tâm mạc, bệnh van tim.
  1. Viêm Amidan khi nào cần đi khám?
 
-Con bạn và bạn có những dấu hiệu viêm Amidal đặc biệt là abcess amidal. Sốt quá 39 độ.
- yếu cơ
- Đau họng quá 2 ngày không giảm.
-Khó thở đặc biệt về đêm, tiếng thở ồn ào, ngáy, hoặc có cơn ngừng thở trong đêm nghĩa là ngừng một khoảng thời gian nhất định trong khi ngủ, hoặc nghiến răng hoặc ho sặc sụa nhiều lần tỉnh dậy trong khi ngủ.
-Nhiều lần viêm nhiễm Amidan trong năm thì có thể cân nhắc phẫu thuật cắt A.
-Người bệnh không đáp ứng với kháng sinh. Người bệnh có sốt, có mủ hoặc mảng trắng ở Amidan điều này có thể liên quan đến bệnh bạch huyết hoặc nhiễm khuẩn khác.
-Những người có viêm Amidal mà có tình trạng chảy nước bọt, khó nuốt, khó thở nên được đưa cấp cứu ngay.

Để điều trị bệnh lý liên quan quý vị nên khám tại Bác sĩ Nội, BS tai mũi họng hoặc Bác sĩ Nhi với trẻ.
Khi khám tùy thuộc vào bệnh quý vị có thể sẽ được thăm khám thêm:
Nội soi Tai Mũi Họng
XQuang tim phổi.
Xét nghiệm máu.
Nội soi dạ dày.
  1. Điều trị viêm Amiđan:
 
Với tình trạng viêm nhẹ thì viêm Amidal có thể tự hết, nhất là khi viêm A do virus và không có bội nhiễm.
Việc điều trị sẽ đa dạng từ việc dùng thuốc cho đến phẫu thuật loại bỏ - cắt Amidan.
Việc dùng kháng sinh điều trị amidal nhiễm khuẩn là cần thiết và việc dùng đúngl iều đúng, đủ ngày kháng sinh cũng rất quan trọng.
Phẫu thuật cắt Amidal là một phẫu thuật tương đối phổ biến. Tuy nhiên việc phẫu thuật cắt Amidal cũng vẫn được cân nhắc chặt chẽ bởi các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.
  1. Chăm sóc người bệnh Viêm Amidan như thế nào?
Uống nhiều nước hơn.
Nghỉ ngơi tại chỗ.
Súc họng bằng nước muối ấm nhiều lần trong ngày.
Dùng viêm ngậm họng.
Có thể dùng máy phun sương để tăng độ ẩm trong không khí.
Tránh - kiêng hút thuốc lá, uống rượu, uống cafe, chè.
Nếu có sốt dùng thuốc hạ sốt như paracetamol hoặc ibuprofen khi sốt trên 38.5 độ C và nên kiểm tra liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ đặc biệt khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ.
  1. Phòng tránh bệnh Viêm Amidal.
Viêm Amidal cấp là một trong những bệnh lý có khả năng lây truyền cao qua hô hấp.
Để giảm nguy cơ mắc bệnh bạn nên tránh những người đang viêm hoặc có biểu hiện của viêm Amidal cấp, viêm amiđan cấp.
Rửa tay thường xuyên đặc biệt sau khi tiếp xúc với những người có dấu hiệu ho, đau họng, sốt, và hắt hơi.
Nếu bạn có dấu hiệu của Viêm Amidal bạn nên tạm thời tránh mặt những người khác cho đến khi hết tình trạng lây nhiễm.
Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường hoặc làm việc trong môi trường đông người, nhiều bụi.
Rửa mũi và xúc họng hàng ngày.
Khám bệnh định kỳ điều trị triệt để các bệnh lý tai mũi họng và tiêu hóa khác kèm theo.

Dr. Nguyễn Thị Ngọc Minh