Sốt: những lưu ý khi sốt ở trẻ, triệu chứng, điều trị.

Author: Bs. Nguyễn Thị Ngọc Minh

Post date:

Cung cấp hiểu biết cơ bản về sốt.
Bản chất của sốt.
Trẻ sốt khi nào cần đi khám?
Người lớn sốt khi nào cần đi khám?
Điều trị sốt.
 

Sốt là gì?

Sốt là khi nhiệt độ của cơ thể vượt khỏi ngưỡng nhiệt bình thường. Nhiệt độ bình thường của cơ thể có thể thay đổi đôi chút nhưng sẽ giao động quanh ngưỡng 36- 37 độ C. Khi thân nhiệt trên 37.8 độ C (100 độ F) thì được gọi là sốt.
Có một vùng trong não được gọi là vùng dưới đồi sẽ tham gia vào quá trình kiểm soát thân nhiệt. Để phản ứng lại với bệnh lý, nhiễm khuẩn hoặc các nguyên nhân khác thì vùng dưới đồi có thể sẽ đặt lại ngưỡng nhiệt cơ thể lên cao hơn, theo đó nhiệt độ cơ thể sẽ lên cao hơn và chính là một dấu hiệu cho thấy sự bất thường trong cơ thể bạn.
Sốt khi nào cần tới gặp bác sĩ:
  • Sốt cao trên 40 độ C với người lớn.
Trẻ sốt khi nào cần tới gặp bác sĩ, đi khám?
  • Trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh thân nhiệt đo ở trực tràng trên 38 độ C.
  • Khi trẻ từ 3- 6 tháng có nhiệt độ chi cao hơn bình thường nhưng lại có biểu hiện cáu kỉnh hoặc li bì (đội khi người lớn dễ nhầm với việc trẻ ngủ quá say và lâu)
  • Trẻ nhỏ 3 - 6 tháng tuổi thân nhiệt trên 38.8 độ C
  • Trẻ từ 6 - 24 tháng thân nhiệt trên 38.8 độ C kèm theo ho hoặc tiêu chảy.
  • Trẻ trên 2 tuổi, có sốt, mẩn trên người, quấy khóc, cáu kỉnh, vật vã, đau đầu, cứng gáy, tiêu chảy hoặc nôn.
  • Trẻ co giật, trẻ em sốt trên 40 độ C có thể gây co giật. ( đối với trẻ đã có tiền sử co giật sốt có thể dưới 40 độ đã có co giật)
  • Sốt không giảm sau khi đã dùng thuốc hạ sốt.
  • Khó thở
  • Đau dữ dội ở bất kỳ đâu trên cơ thể.
người lớn cần đi khám khi sốt kèm theo:
  • sốt kéo dài.
  • sụt cân nhiều trong một tháng.
  • đau ở bất kỳ đâu trên cơ thể.
  • Sốt không giảm sau khi đã dùng thuốc hạ sốt.
  • Dịch âm đạo thay đổi hoặc mất màu hoặc có mùi khó chịu.
  • Tiểu buốt, tiểu có mùi khó chịu.
  • Sốt bắt đầu khi một người ở trong môi trường nóng quá lâu và có dấu hiệu của shock nhiệt (heat stroke)
  • Sau khi bạn có tiếp xúc với người nào đó nghi nhiêm COVID -19

Các dấu hiệu của sốt.

Khi cơ thể sốt, triệu chứng sốt thể hiện quá trình bệnh, có thể sốt đơn độc hoặc bao gồm các triệu chứng bệnh lý khác.
Kiểm tra thân nhiệt bằng nhiệt kế để chẩn đoán sốt.
Nếu không có nhiệt kế, có thể phát hiện sốt khi thấy:
  • Thấy lạnh, ớn lạnh, gai rét trong khi những người khác không thấy.
  • Run rẩy
  • Đau đầu
  • Đau cơ
  • Cảm thấy yếu đuối.
  • Chán ăn
  • Mất nước - có thể phòng bằng cách uống thêm nước.
  • Cảm tháy buồn phiền, chán nản.
  • Tăng cảm, hoặc tăng sự nhạy cảm với đau.
  • Thờ ơ, hoặc ngủ li bì.
  • Khó tập trung.
  • Buồn ngủ.
  • Vã mồ hôi.
Nếu nhiệt độ lên cao trên 40độC có thể dẫn đến li bì, mê sảng, co giật.
Các rối loạn chức năng khác kèm theo khi sốt:
  • Nhịp tim tăng 10 - 15 lần/phút khi nhiệt độ cơ thể tăng 1 oC.
  • Nhịp thở tăng 2 -3 lần/phút khi nhiệt độ cơ thể tăng 1 oC.
  • Nước tiểu: ít đi, sẫm, mùi khai hơn.

Phân độ Sốt:

Khi nào là sốt nhẹ? Khi nào là sốt cao?
Phân độ sốt theo nhiệt độ:
  • Mức thấp, từ 100.5–102.1°F or 38.1–39°C
  • Mức trung bình, từ 102.2–104.0°F or 39.1–40°C
  • Mức cao từ 104.1–106.0°F to or 40.1-41.1°C
  • Sự tăng thân nhiệt, trên 106.0°F or 41.1°C
Nhiệt độ sốt có thể cho phép nhận diện loại hoặc nguyên nhân gây sốt.
Phân độ sốt theo thời gian:
  • Sốt cấp tính - ngắn ngày, diễn ra dưới 7 ngày.
  • Sốt bán cấp, kéo dài đến 14 ngày.
  • Sốt mãn tính - sốt kéo dài, nếu sốt quá 14 ngày.

 

Nguyên nhân sốt.

Sốt có thể là một dấu hiệu của tình trạng sức khoẻ nghiêm trọng.
Nguyên nhân phổ biến gây sốt là cảm lạnh và viêm dạ dày ruột.
Các nguyên nhân sốt gồm:
  • Nhiễm khuẩn: vi khuẩn, virus.
  • Các tình trạng viêm.
  • Tác dụng phụ của thuốc.
  • Ung thư.
  • Vaccine
  • Do bệnh tự miễn.
Nguyên nhân như:
  • Nhiễm khuẩn tai, phổi, da, họng, tiết niệu, thận.
  • Shock nhiệt.
  • COVID-19
  • Tình trạng viêm
  • Tác dụng phụ cảu thuốc.
  • Tiêm vaccine hoặc tạo miễn dịch.
  • Đông máu.
  • Bệnh lý tự miễn như bệnh lupus, viêm đại tràng (inflammatory bowel disease IBS)
  • Ung thư
  • Bệnh rối loạn hormone như cường giáp.
  • Dùng chất kích thích, chất gây nghiện.
  • Mọc răng ở trẻ nhỏ gây sốt nhẹ dưới 38 độ.
  • Say nắng, shock nhiệt.
  • Mất nước.
  • Nhiễm ký sinh trùng.

 

Chẩn đoán sốt:

Bằng cách dùng nhiệt kế để đo thân nhiệt, với nhiều vị trí đo thân nhiệt khác nhau như:
Đường miệng, bằng cách ngậm nhiệt kế trong miệng.
Kiểm tra nhiệt độ trong tai, trên trán.
Thường thì kiểm tra nhiệt độ tại nách, nhiệt độ đo được ở nách và miệng thường thấp hơn nhiệt độ thật của cơ thể là 0.2 - 0.3 độ C.



 

Làm sao để biết trẻ sốt trong khi không có kẹp nhiệt độ.
thường khi trẻ đang trong cơn sốt mà nhiệt độ tăng dần, người lớn có thể kiểm tra bằng cách áp mu tay vào trán, nách, cổ trẻ. Nếu thấy:
các vùng này nóng hơn mu tay
môi trẻ nhợt
tay chân trẻ lạnh

thì có thể trẻ đang sốt. Cần theo dõi trẻ sát hơn và kiểm tra lại nhiệt độ 15phút/lần và tìm kiếm may đo nhiệt độ sớm nhất có thể.

Điều trị sốt.

Sốt thường khiến cơ thể khó chịu, hầu hết mọi người sẽ thấy khá hơn khi được điều trị sốt. Nhưng tuỳ theo tuổi, tình trạng của cơ thể mà sốt có thể chứa đựng những nguyên nhân bệnh lý khác nhau, do đó sẽ cần cân nhắc sử dụng thuốc khi đi trị sốt.
Nhiều chuyên gia y tế tin rằng sốt là một tình trạng tự vệ của cơ thể chống lại sự nhiễm khuẩn, dù cho nhiều bệnh lý không nhiễm khuẩn cũng dẫn đến sốt. Điều trị sốt sẽ rất phong phú và thay đổi dựa trên nguyên nhân gây sốt.
Nếu sốt do nhiễm khuẩn cá bác sĩ sẽ kê thêm thuốc kháng sinh.
Nếu sốt do nhiễm lạnh hoặc do virus, các thuốc nhóm NSAIDs có thể làm giảm tình trạng khó chịu trong khi kháng sinh không thể chống lại được virus.
Những phương pháp phổ biến nhất để điều trị sốt là hạ sốt. Các thuốc hạ sốt phổ biến đang có ở các kệ bán thuốc như paracetamol (accetaminophen) hoặc các thuốc chống viêm không steroid NSAIDs như ibuprofen và naproxen. Trẻ em và thanh niên không nên dùng aspirin bởi thuốc có thể liên quan đến một tình trạng bệnh là hội chứng Reye.
Ngưỡng nhiệt độ để bắt đầu dùng thuốc hạ sốt cho trẻ em phụ thuộc vào lứa tuổi của trẻ.

Cách dùng thuốc hạ sốt:

Thuốc hạ sốt nên dùng đúng liều lượng ghi trên giấy hướng dẫn sử dụng thuốc.
Không nên dùng thuốc khi đang đói.
Nên dùng thuốc cách nhau ít nhất khoảng 4 tiếng.
Nên uống thêm nước hoặc oresol để tránh mất nước.
Lau người bằng nước ấm và có thể tắm nước ấm.
Nghỉ ngơi.
Mặc quần áo thoáng và thấm mồ hôi, tránh gió khi sốt.




Bs. N.T.Ngọc Minh
Nguồn.
Harard Health
NHS.
Webmd
Medicalnewstoday